Lại một cuối năm, lại quá trời các bài review về năm 2023 pop up trên feed của Cherry. Các bài flex thành quả năm rồi cũng có, mà các bài viết #opentowork cũng vẫn được post đều đều. Bên cạnh đó, Cherry cũng nhận được nhiều sharing từ các bạn đủ mọi level về các challenge trong học tập và tìm việc. Do đó, để giúp các bạn review một cách constructively về trải nghiệm của bản thân trong năm 2023 và chuẩn bị cho năm 2024 sắp tới thì Cherry có tổng hợp lại vài dòng kinh nghiệm của bản thân theo 3 phần sau:
Cho các bạn newbie đang mò mẫm học data
Cho các bạn đã có kinh nghiệm làm trong ngành
Kết luận chung
Newbie
Ai cũng đã và đang là một newbie. Nghe hơi sai nhưng điều này rất đúng với ngành data và technology nói chung vì tốc độ thay đổi rất nhanh. Để phát triển trong ngành, thì dù ở level nào các bạn cũng phải chăm chỉ học cái mới. Với kinh nghiệm làm senior newbie thì Cherry đúc kết được 2 quy tắc sau
Mọi thứ sẽ không hoàn hảo
Khi cảm thấy choáng ngợp hoặc mông lung, chọn 1 subject/tool và tập trung vào nó.
Học gì? Học gì trước? Học ở đâu? là các câu hỏi mà newbie sẽ có trong đầu đầu tiên và Cherry cũng đã trả lời trong bài viết cùng tên này. Việc tìm hiểu để định hướng việc học là rất tốt. Tuy nhiên, nếu càng nghiên cứu mà bạn cảm thấy càng choáng ngợp, không biết phải học cái nào trước và học ở đâu là tốt nhất thì có lẽ là bạn nên tạm dừng lại và nhận ra là:
"Cuộc sống mà 🤷♀️ bạn không thể nào plan mọi thứ hoàn hảo đâu. Khi cảm thấy choáng ngợp hoặc mông lung, tốt nhất là chọn 1 subject/tool và tập trung vào nó"
Học lộn thì mình học lại thôi, easy. Thay vì bị lung lay vì người này khuyên học A, hôm sau thấy báo chí đăng học B mới kiếm ra tiền hay Cherry bảo học ở chỗ C là tốt nhất, rồi sau đó không biết phải làm gì tiếp theo và tiếp tục không hành động gì luôn, thì hãy làm theo các bước như sau
Set deadline, sau ngày D-day sẽ bắt đầu học
Tìm hiểu qua bài viết Bấn loạn giữa rừng tools và technology? và các tư liệu khác liên quan để quyết định cái cần học. Nếu đọc rồi mà vẫn không hiểu rõ ràng hơn thì simply chọn cái nào bạn thấy interest nhất, hoặc phổ biến nhất mà học. Vì một nhóm công việc/vấn đề thường có khá nhiều tool có thể giải quyết nên cho dù bạn có 'lỡ học nhầm' tool thì những kĩ năng và cách tư duy bạn học được cũng rất transferable khi học qua các tool khác tương tự.
Tới deadline thì chọn một tool/subject/course và học cho xong, đừng để bị phân tâm bởi buzzword này, hyped technology nọ, hay người này nói ra người khác nói vào.
Treat việc học như một công việc. Tới giờ giấc đó thì mình học, dù trời có mưa, dù học chưa hiểu hay nản muốn bỏ thì cứ tới giờ mở bài học đến khi hoàn tất, đừng suy nghĩ thêm cho mệt and let compound knowledge works it magic!
Các bạn đã có kinh nghiệm
Những tưởng khổ nhất khi đi làm là mấy năm đầu, nhưng không ... tiền có thể lên xuống chứ struggle lúc nào cũng constant các bạn ạ. Khi mới ra trường mình có nghèo về vật chất nhưng cái gì cũng mới với mình nên làm gì cũng vui. Đi làm một thời gian, tầm 3-5 năm, các bạn sẽ dần gặp cái người ta gọi là quarter-life crisis hay tâm linh hơn là 'năm tuổi' :))), kiểu mà Cherry thường thấy là:
bạn bè đồng nghiệp lập gia đình mà mình chó cũng không có một con :)
tự nhiên thấy mình như công nhân, làm công việc lặp đi lặp lại và chán nản (yes, even bạn có code giỏi cỡ nào vẫn sẽ có ngày thấy như vậy) rồi
tự hỏi (a) có room chỗ nào để grow không và (b) phải grow theo hướng nào bây giờ
nói chung là thấy mệt, không còn có passion như xưa và tự nhiên dị ứng câu hỏi 'Em muốn phát triển gì trong năm tới' mỗi lần 1:1 với sếp
Câu (1) khó quá Cherry xin skip. Còn crisis như mục (2) thì Cherry gặp đều đặn cứ 1-2 tháng/lần nên mình đủ tự tin để sharing phần này.
Về room để grow thì Cherry đám bảo là luôn có vì dù bạn có top trong ngành ở Vietnam thì vẫn có cái cho bạn học thêm và cải thiện. Cherry hay lấy vị dụ về Marketing Analytics (MA) vì ngành này thực sự rất wow Cherry về độ sâu rộng mà không nhiều người để ý. Ở Việt Nam, bạn có thể đọc báo cáo, làm dashboard, hoặc xịn hơn là làm market research. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng hơn và ra ngoài Việt Nam thì MA còn cần kĩ năng toán cao để hiểu A/B Testing, hiểu Marketing Modelling Mix, hiểu attribution models và n thứ khác nữa (thuật toán) mà dù bạn có làm senior analyst ở mảng khác nhảy qua chưa chắc đã làm được và ở VN thì Cherry vẫn thấy khá hiếm, thường Cherry chỉ gặp các bạn expat làm những job technical này. Do đó, luôn có thứ cho bạn học thêm nếu bạn tìm kiếm. Còn về hướng phát triển, bạn có thể chuyển sang vị trí khác (mang tính chuyên môn hoặc quản lý hơn) hoặc thử sức ở một industry mới.
Cái đáng ngại nhất thực sự không phải về lack of skills, mà là thiếu passion cho công việc. Tuy nhiên, Cherry thấy chuyện này là bình thường,
sự nghiệp là một chặng đường dài, khi thấy thiếu đam mê hoặc mệt, thì dừng lại và recharge thôi
Cherry rất thích quan điểm 'work to live, not live to work' của người Châu Âu ở chỗ là bạn làm nhưng cũng cần phải hưởng thụ cuộc sống nữa. Nếu chỉ làm và luôn bị kéo vào a non-stop rat-race để cạnh tranh thì không sớm thì muộn bạn cũng sẽ tới giai đoạn burnout và mất cảm xúc với công việc. Tới đây rồi thì Cherry khuyên các bạn nên (a) xin quản lý để mình thử sức ở các project mới lạ hơn, (b) tham gia nhiều hoạt động khác (du lịch, vẽ tranh, múa, võ, etc) và (c) dành thời gian cho những người thực sự quan tâm tới bạn (gia đình và bạn bè) để cuộc sống của mình sinh động hơn. Nếu bạn cần, thì hoàn toàn có thể off 1 tuần, 1 tháng, thậm chí 1 năm khỏi tất cả các mục tiêu cá nhân để cân bằng và lấy lại đam mê cho công việc và cuộc sống. Một phần định nghĩa của thành công theo Cherry không phải là kiếm tiền nhiều nhất mà là làm cái gì mình muốn khi mình thích, tiền bạc chỉ là phương tiện mà thôi.
take your time, go at your own pace!
Final note
Năm nay, thậm chí vài năm gần đây khá là khó khăn với tất cả chúng ta. Nào là covid, nào là làn sóng sa thải, và khó khăn khi tìm việc. Cherry năm qua cũng từng cố apply đâu đó chục công ty nhưng không được. Chỗ thì phỏng vấn êm xuôi xong lại bảo dừng tuyển vị trí đó 😀. Chỗ thì feedback là mình hơi 'non', không phù hợp hoặc không chi trả được mức lương mình mong muốn. Nói chung là tạch hết.
Cái quan trọng là mình make effort để tới cuối năm sau nhìn lại thì không phải tự hỏi: 'What if I [had tried something]?' bởi những gì làm được mình đã làm cả rồi. No regrets! 🫶
Rồi một ngày nọ, một bạn người Nga có inbox Cherry xin chút advice về vài thứ, trong khi trao đổi thì bạn chia sẻ "Tao nộp hơn trăm cái application ở Châu Âu, được 5 bên gọi, 2 bên mời phỏng vấn và vẫn tạch tới giờ" trong khi profile bạn cũng khá là khủng. Ngoài ra, Cherry cũng có bạn là người Ukraine chật vật để kiếm work permit ở nước ngoài, còn con gái thì bạn phải để lại ở Đức. Một người bạn Israel khác của Cherry thì đang yên cái nổ ra chiến sự ở Gaza, và nó có thể bị huy động nhập ngũ bất kì lúc nào. Cái tự nhiên mình cũng thấy appreciate mọi thứ mình có hơn. Ít nhất nước mình không có chiến tranh. Tiền bạc thì Cherry cũng không thiếu (dù nhiều thì không có) và mới chỉ bị 10 công ty reject thôi. Nên sau đó, Cherry tự set target là app tới khi nào 100 công ty reject rồi buồn tiếp 😀. Cái quan trọng là mình make effort để tới cuối năm sau nhìn lại thì không phải tự hỏi: 'What if I [had tried something]?' bởi những gì làm được mình đã làm cả rồi. No regrets! 🫶
Cảm ơn chị Cherry. Đọc được những dòng này của chị khi em vừa bước sang năm 25 tuổi và cũng đang chán nản, mất cảm xúc với công việc làm em thấy ừ thì rồi mọi chuyện sẽ ổn nếu bình tĩnh gọi tên vấn đề và giải quyết nó. Em rất thích những quan điểm lạc quan của chị trong công việc, em cảm thấy như được trấn an bởi một người chị vậy. Btw chúc mừng năm mới ạ!
Đam mê quá nên 1:10 khuya rùi vẫn phải mở mail xem topic. Em cũng vừa trải qua thời kỳ apply, test, interview, tạch. Trộm día mọi thứ cũng ổn nhưng khi thấy +100 applicants vô vị trí mình đang ứng tuyển, thì lần đầu tiên trong đời em phải đi xin reference từ bạn bè mới an tâm. Nhiều khi biết mình làm tốt, interview gãy gọn, nhưng ko dám chắc chắn điều gì khi ngoài kia 1 chọi +100 ứng viên. Và sau tất cả, em hiểu là thị trường đang dần Demanding hơn khi cầu vượt cung. Sau đợt này, bài học giá trị nhất của em là phải biết tạo quality networking thì mới có c…