Sau khi đã đi qua các bước Tìm ngành nghề phù hợp, Lọc post tuyển dụng, Phân tích JD thì bước tiếp theo cần làm sẽ là chuẩn bị CV hay còn gọi là Resume để gửi ứng tuyển. Đây là bước cơ bản nhưng vô cùng quan trọng và không hề dễ ăn dù bạn có hoàn toàn sự chủ động và kiểm soát về các thông tin gửi cho nhà tuyển dụng.
Trong bài viết này, Cherry sẽ hướng dẫn cho các bạn mới ra trường có ít hoặc không có kinh nghiệm liên quan apply cho các vị trí Intern và Junior qua một ví dụ cụ thể. Bài viết này của Cherry sẽ được chia làm 3 mục chính:
Phân tích điểm mạnh/yếu của CV ví dụ,
Bài sửa hoàn chỉnh kèm giải thích
Tips quan trọng khi viết CV
1. Phân tích điểm mạnh/yếu của CV ví dụ
SCENARIO. Bạn An Nguyễn đang là sinh viên năm cuối ngành IT. Bạn muốn tìm kiếm vị trí thực tập hoặc junior data analyst (DA).
*Bạn nhấn vào từng icon để xem chi tiết phân tích của Cherry nhé.
Nhìn chung, thì có thể thấy CV của An tương đối tốt. Về mặt nội dung, bạn thể hiện được tạm ổn đam mê, tố chất và kĩ năng liên quan. Về mặt trình bày thì cách viết của bạn cần được cải thiện để thông tin:
(1) dễ đọc, dễ hiểu cho cả technical manager và recruiters (non-technical)
(2) ngắn gọn và đầy đủ (vì screen cả trăm CV thì họ cũng không có thời giờ vào link đọc từng project của bạn)
2. Bài sửa hoàn chỉnh
Vì bạn không có kinh nghiệm làm việc nên cấu trúc CV của bạn theo hướng project-based là hợp lý rồi, bên cạnh đó thì các bạn cũng có thể cân nhắc skill-based CV structure. Ngoài ra thì Cherry cũng sẽ chỉnh lại wording theo STAR method (Situation, Task, Action, Result) để giúp bạn thể hiện kĩ năng viết, logic và giúp thông tin trong CV trôi chảy, mạch lạc.
3. Tổng hợp các tips viết CV quan trọng
1 - Tìm kiếm template và hướng dẫn viết CV theo cú pháp sau: 'CV template/guide' + 'career center'.
Lướt qua một vòng career center page của các trường đại học lớn rồi chọn lấy một hướng đi/ví dụ phù hợp với case của mình mà bám theo.
2 - CV phải dễ đọc và dễ hiểu cho cả non-technical readers:
Recruiter là người đầu tiên xem CV các bạn và quyết định có forward nó cho hiring manager hay không. Recruiters không có thời gian để đi check từng thuật ngữ chuyên ngành bạn mention mà sẽ 'khó quá bỏ qua', do đó, CV phải đủ dễ đọc và dễ hiểu.
Nếu qua được ải recruiters, thì cũng không ít trường hợp (non-technical) stakeholders cho vị trí các bạn ứng tuyển sẽ tham gia phỏng vấn, tương tự, những đối tượng này cũng cần phải hiểu được thông tin về bản thân mà bạn cung cấp trên CV.
3 - Tránh dùng buzzwords, chọn project 'quá tầm' hoặc 'mông má' project của bạn một cách vô tội vạ.
Dùng buzzwords không hợp lý sẽ chỉ highlight thêm sự thiếu hiểu biết của bản thân, nên tránh dùng buzzwords nếu bạn không hiểu nó.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, chỉ khi bạn có thể giải thích ngắn gọn, logic và dễ hiểu thì bạn mới thực sự hiểu vấn đề mình đang nói tới. Hãy nghĩ về các giáo viên cấp 2, cấp 3 của bạn - hầu hết mọi người sẽ ấn tượng với những giáo viên giúp bạn hiểu bài dễ dàng, chứ không phải những người làm cho bạn càng nghe càng thấy khó hiểu.
Chọn project quá tầm thì bạn sẽ càng khó 'spot' sai sót trong kiến thức như trong ví dụ ở trên - khi An buff project RFM analysis của bạn.
Với CV fresher, không ai kỳ vọng bạn phải biết hết mọi thứ, nhưng bạn cần phải nắm vững những kiến thức đã học và kinh nghiệm đã có. Vì vậy, nếu bạn làm cho dự án của mình trở nên phức tạp hơn mức cần thiết hoặc khó hiểu, bạn sẽ dễ bị hỏi xoáy về những điểm đó trong vòng phỏng vấn.
4 - Dùng các động từ mang tính chủ động để thể hiện sự tự tin và năng lực.
Ví dụ 1: thay vì dùng 'Participated in the implementation of a new software system' thì nên viết là 'Implemented a new software system, improving efficiency'.
Ví dụ 2: thay vì dùng 'Assisted in customer service training sessions' thì nên viết là 'Trained staff in customer service best practices'.
Tương tự ý 1, search theo cú pháp: 'active/action verbs' + 'CV'.
5 - Dùng STAR method để trình bày project, kinh nghiệm.
Method này cho bạn cái 'sườn' để trình bày dẫn chứng cho nó có đầu có đuôi. Nó mang tính 'universal' rồi nên trong CV hay khi đi phỏng vấn thì bạn cũng nên bám theo cái framework này: Situation - Task - Action - Result.
Tuy nhiên, khi viết CV, chúng ta thường bị hạn chế về số dòng hoặc số trang. Nếu không cần thiết, bạn có thể giản lược mô hình STAR thành TAR. Ví dụ, nếu dự án là bài tốt nghiệp trên trường, thì bối cảnh của dự án đó có thể không quá quan trọng. Hoặc nếu chỉ có thể thêm 1-2 câu để bổ sung, hãy ưu tiên trình bày Task và Result, hoặc chỉ Result.
Trong bài mẫu CV trên thì Cherry gộp (S+T)AR.
Comments